Robotic hút bụi cao cấp thay đổi thế nào trong 2023


Các sản phẩm của Ecovacs, Dreame hay Roborock có thể tự động hầu hết công đoạn, nâng cấp cảm biến LDS mới giúp thiết kế có tính đột phá.

Cuộc chơi robot hút bụi cao cấp năm nay vẫn là sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu quen thuộc Ecovacs, Dreame hay Roborock. Trong đó, mẫu L20 Ultra của Dreame và X2 Omni của Ecovacs ra mắt tại Việt Nam chỉ cách nhau một tuần. Đây cũng là hai sản phẩm mang nhiều công nghệ mới nhất.

Robot hút bụi không cần “cục u”

Ecovacs X2 Omni có bề mặt trên phẳng cao cấp. Ảnh: Tuấn Hưng

Ecovacs X2 Omni có bề mặt trên phẳng. Ảnh: Tuấn Hưng

“Cục u tròn” là đặc điểm dễ nhận thấy của robot hút bụi tầm trung, cao cấp trước năm 2023. Đây là bộ phận cảm biến laser LDS giúp robot nhận diện không gian, nội thất trong nhà, vẽ lại bản đồ và di chuyển chính xác hơn. Tuy nhiên, chi tiết này cũng khiến robot dày hơn, hạn chế khả năng chui vào gầm thấp như giường, kệ, tủ. Ngoài ra, thiết kế robot không phẳng làm giảm sự cao cấp của sản phẩm.

Ecovacs là hãng đầu tiên đưa công nghệ cảm biến LDS thể rắn vào robot hút bụi. Trang bị này chuyển “mắt đọc” của máy sang bên cạnh, giúp loại bỏ “cục u” phía trên. Công nghệ mới giúp mẫu X2 Omni mỏng hơn, đủ không gian bên trong để có cơ chế nâng giẻ cao nhất hiện nay trên thị trường là 1,5 cm.

Công nghệ xòe giẻ hạn chế góc chết

Dreame L20 Ultra là robot hút bụi đầu tiên có thể xòe giẻ và tự cất giẻ lau. Ảnh: Protoolreview

Dreame L20 Ultra là robot hút bụi đầu tiên có thể xòe giẻ và tự cất giẻ lau. Ảnh: Protoolreview

Do đặc thù thiết kế, robot hút bụi thường không lau được sát tường, nhất là vị trí góc. Đa số robot đều sử dụng hai cơ chế lau rung và lau xoay, nhưng bàn lau đều cố định trục và không thể vươn tới các góc, kẽ. Đây là lý do Dreame nghiên cứu và phát triển tính năng xòe giẻ trên L20 Ultra. Thay vì trục cố định, hãng dùng khớp như cánh tay robot vươn ra khi cần thiết, giúp vệ sinh sát tường và các vị trí góc hiệu quả hơn.

Tự tháo giẻ lau

Robot hút bụi dùng cơ chế lau xoay thường có nhược điểm không thể hút bụi khi gặp thảm dày như các dòng trang bị cơ chế rung thông thường. Nếu muốn hút, người dùng sẽ phải tháo rời tấm lau để máy hoạt động ở chế độ hút. L20 Ultra của Dreame là model đầu tiên có công nghệ tự cất giẻ ở dock khi cần.

Tương tự, model đối thủ Ecovacs X2 Omni cũng tối ưu hóa khả năng nâng giẻ lên 1,5 cm, giúp hút được với thảm dày mà không cần cần giẻ lau ở dock.

Tự động cấp, xả nước

Bộ cấp và xả nước dần trở thành phụ kiện mặc định với robot hút bụi cao cấp.

Bộ cấp và xả nước dần trở thành phụ kiện mặc định với robot hút bụi cao cấp.

Robot hút bụi cao cấp trước đây có thể tự động hầu hết các khâu như gom rác, giặt giẻ, lau nhà nhưng người dùng vẫn phải tiếp nước và đổ nước thải thủ công. Các model năm nay đều có bộ phụ kiện giúp người dùng nối thẳng đường nước và ống thải vào máy. Khi đó, robot sẽ hút nước sạch và tự thải nước mà không cần con người can thiệp.

Lau nhà bằng nước ấm và sấy khô khí nóng

Không phải tính năng mới nhưng các model trước 2023 hiếm khi tích hợp cả sấy nóng và giặt bằng nước nóng. Mẫu X2 Omni năm nay có thể tăng nhiệt độ nước lên 55 độ C, giúp cải thiện hiệu quả vệ sinh. Dock cũng có hệ thống thổi khí nóng làm khô giẻ nhanh hơn.


Tuấn Hưng



Source link


Các sản phẩm của Ecovacs, Dreame hay Roborock có thể tự động hầu hết công đoạn, nâng cấp cảm biến LDS mới giúp thiết kế có tính đột phá.

Cuộc chơi robot hút bụi cao cấp năm nay vẫn là sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu quen thuộc Ecovacs, Dreame hay Roborock. Trong đó, mẫu L20 Ultra của Dreame và X2 Omni của Ecovacs ra mắt tại Việt Nam chỉ cách nhau một tuần. Đây cũng là hai sản phẩm mang nhiều công nghệ mới nhất.

Robot hút bụi không cần “cục u”

Ecovacs X2 Omni có bề mặt trên phẳng cao cấp. Ảnh: Tuấn Hưng

Ecovacs X2 Omni có bề mặt trên phẳng. Ảnh: Tuấn Hưng

“Cục u tròn” là đặc điểm dễ nhận thấy của robot hút bụi tầm trung, cao cấp trước năm 2023. Đây là bộ phận cảm biến laser LDS giúp robot nhận diện không gian, nội thất trong nhà, vẽ lại bản đồ và di chuyển chính xác hơn. Tuy nhiên, chi tiết này cũng khiến robot dày hơn, hạn chế khả năng chui vào gầm thấp như giường, kệ, tủ. Ngoài ra, thiết kế robot không phẳng làm giảm sự cao cấp của sản phẩm.

Ecovacs là hãng đầu tiên đưa công nghệ cảm biến LDS thể rắn vào robot hút bụi. Trang bị này chuyển “mắt đọc” của máy sang bên cạnh, giúp loại bỏ “cục u” phía trên. Công nghệ mới giúp mẫu X2 Omni mỏng hơn, đủ không gian bên trong để có cơ chế nâng giẻ cao nhất hiện nay trên thị trường là 1,5 cm.

Công nghệ xòe giẻ hạn chế góc chết

Dreame L20 Ultra là robot hút bụi đầu tiên có thể xòe giẻ và tự cất giẻ lau. Ảnh: Protoolreview

Dreame L20 Ultra là robot hút bụi đầu tiên có thể xòe giẻ và tự cất giẻ lau. Ảnh: Protoolreview

Do đặc thù thiết kế, robot hút bụi thường không lau được sát tường, nhất là vị trí góc. Đa số robot đều sử dụng hai cơ chế lau rung và lau xoay, nhưng bàn lau đều cố định trục và không thể vươn tới các góc, kẽ. Đây là lý do Dreame nghiên cứu và phát triển tính năng xòe giẻ trên L20 Ultra. Thay vì trục cố định, hãng dùng khớp như cánh tay robot vươn ra khi cần thiết, giúp vệ sinh sát tường và các vị trí góc hiệu quả hơn.

Tự tháo giẻ lau

Robot hút bụi dùng cơ chế lau xoay thường có nhược điểm không thể hút bụi khi gặp thảm dày như các dòng trang bị cơ chế rung thông thường. Nếu muốn hút, người dùng sẽ phải tháo rời tấm lau để máy hoạt động ở chế độ hút. L20 Ultra của Dreame là model đầu tiên có công nghệ tự cất giẻ ở dock khi cần.

Tương tự, model đối thủ Ecovacs X2 Omni cũng tối ưu hóa khả năng nâng giẻ lên 1,5 cm, giúp hút được với thảm dày mà không cần cần giẻ lau ở dock.

Tự động cấp, xả nước

Bộ cấp và xả nước dần trở thành phụ kiện mặc định với robot hút bụi cao cấp.

Bộ cấp và xả nước dần trở thành phụ kiện mặc định với robot hút bụi cao cấp.

Robot hút bụi cao cấp trước đây có thể tự động hầu hết các khâu như gom rác, giặt giẻ, lau nhà nhưng người dùng vẫn phải tiếp nước và đổ nước thải thủ công. Các model năm nay đều có bộ phụ kiện giúp người dùng nối thẳng đường nước và ống thải vào máy. Khi đó, robot sẽ hút nước sạch và tự thải nước mà không cần con người can thiệp.

Lau nhà bằng nước ấm và sấy khô khí nóng

Không phải tính năng mới nhưng các model trước 2023 hiếm khi tích hợp cả sấy nóng và giặt bằng nước nóng. Mẫu X2 Omni năm nay có thể tăng nhiệt độ nước lên 55 độ C, giúp cải thiện hiệu quả vệ sinh. Dock cũng có hệ thống thổi khí nóng làm khô giẻ nhanh hơn.


Tuấn Hưng



Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc lần đầu vô địch PUBG Cell thế giới

Đội tuyển Dplus KIA của Hàn Quốc đăng quang ngôi vô địch sau 3 ngày thi đấu của Vòng Chung Kết giải PUBG...

ABB trình làng bộ lưu điện cho các ứng dụng quan trọng

Bộ lưu điện (UPS) PowerValue 11T G2 của ABB cung cấp điện không gián đoạn, giúp tiết kiệm chi phí, cung cấp cho...

Xiaomi Good Band 9 Professional – vòng đeo thông minh có GPS

Trong ba biến thể của dòng Band 9, mẫu Pro là bản nâng cấp lớn nhất so với thế hệ tiền nhiệm. Sản...