Giải pháp hỗ trợ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững


Các chuyên gia cùng bàn về giải pháp giảm phát khí thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại DxTalks.

Tập mới nhất của chuỗi DxTalks với chủ đề “Net Zero – hành trình chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp” chia sẻ những kiến thức, thông tin cơ bản nông nghiệp xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chương trình có sự tham gia của tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA; thạc sĩ Vương Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường; và ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Tư vấn chuyển đổi số và Phát triển bền vững FPT Digital.

Giải pháp hỗ trợ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Mở đầu, thạc sĩ Vương Xuân Hòa cho biết Việt Nam được coi là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Điều này có thể tác động đến cả sản lượng nông nghiệp lẫn diện tích trồng trọt, chăn nuôi. Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng cường độ thiên tai; hay việc nước biển dâng cũng làm cho diện tích canh tác, trồng trọt giảm đi đáng kể. Do đó, ngành nông nghiệp đang phải tìm rất nhiều giải pháp và cách tiếp cận mới để giải quyết những thách thức này.

Từ chia sẻ của ông Xuân Hòa, ông Tuấn Anh cho biết việc giảm tải các tác động biến đổi khí hậu hiện không còn là mục tiêu đơn lẻ của từng quốc gia mà cần sự chung tay của nhiều nước để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Hiện các quốc gia đã cùng ngồi lại với nhau để xây dựng và phát triển bộ khung về biến đổi khí hậu (Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu UNFCC). Các quốc gia ở những buổi hội nghị khác nhau sẽ có những tiến triển khác nhau nhưng đều cùng cam kết với mục tiêu chung là giảm các tác động biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng đánh giá cao những chính sách từ Bộ Nông nghiệp đã giúp thúc đẩy và thu hút cộng đồng, doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như đầu tư, đồng hành và thúc đẩy phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó, doanh nghiệp thể hiện rất rõ vai trò của mình khi luôn tìm kiếm những công nghệ, thị trường phù hợp. Thậm chí là điều chỉnh những chương trình, kế hoạch canh tác, sản xuất kinh doanh để thích với một cách hiệu quả với chương trình của Bộ cũng như chính phủ trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.

Bổ sung với ý kiến trên, ông Tuấn Anh cho rằng bất kỳ mô hình tăng trưởng kinh tế nào, không chỉ là nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi họ sẽ là cầu nối giữa chính phủ, các đơn vị, người lao động và người dân. Vai trò của doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp là kết nối các hộ nông dân để cùng đạt được tiêu chuẩn chung trong sản xuất, phát thải carbon thấp để cùng hướng tới mục tiêu chung về tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn từ việc kết nối với hộ nông dân để đạt được những tiêu chuẩn chung đến chuỗi giá trị trong sản xuất, hoạt động về bán hàng, xuất khẩu. Tất cả đều ảnh hưởng bởi các quy định cũng như chính sách về giảm thải carbon. Trong đó, đáng chú ý là cơ chế khai báo phát thải carbon với những hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối năm nay. Bên cạnh đó, việc hướng tới nông nghiệp xanh cũng cần chi phí lớn. Nhưng doanh nghiệp có thể nhìn nhận đây là những khoản đầu tư lâu dài, có giá trị trong tương lai để cùng hướng tới sự chuyển dịch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp một cách mạnh mẽ hơn.

Các chuyên gia tham gia DxTalks do FPT Digital thực hiện. Ảnh: FPT Digital

Các chuyên gia tham gia DxTalks do FPT Digital thực hiện. Ảnh: FPT Digital

Theo ông Vương Xuân Hòa, để thực hiện chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, cần có sự chung tay đóng góp của toàn xã hội, từ các cơ quan quản lý, các bộ ban ngành đến người dân, doanh nghiệp. Sau khi có đầy đủ mục tiêu và chính sách, cần đưa ra chỉ tiêu, chỉ số để giám sát việc thực hiện. Đồng thời, chính phủ cũng cần khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động về chuyển đổi xanh; cũng tăng cường và nâng cao năng lực, nhận thức của cả người dân và doanh nghiệp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi xanh.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng cho rằng bên cạnh sự chung tay của những bên liên quan, để đưa nền nông nghiệp trở thành nền sản xuất “Zero Carbon” (hay còn gọi là cân bằng carbon), vai trò của công nghệ thực sự rất quan trọng, quyết định sự thành bại khi thực hiện mục tiêu này. Bởi hiện nay, nhờ vào công nghệ, hầu hết nhu cầu của thị trường nông sản Việt Nam trên thế giới đã thay đổi.

Công nghệ không chỉ giúp người nông dân giải phóng được sức lao động; nhà quản lý có thể ban hành chính sách mới hoặc thu hồi những chính sách không phù hợp mà còn ảnh hưởng đến sự quyết định có tiếp tục sản xuất hay không của doanh nghiệp. Ngoài ra việc sử dụng những công nghệ phù hợp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp từ sản xuất thuần túy có thể tiến những bước dài trong chuyển đổi sang một nền nông nghiệp sản xuất với mục tiêu xanh và bền vững.

“Công nghệ hỗ trợ giải quyết tối đa các quy trình, khúc mắc cũng như hạn chế trong quá trình dịch chuyển này”, tiến sĩ Đức Tùng nhận định.

Bên cạnh những giải pháp về chính sách hay chuyển đổi số nhằm mang công nghệ và phương thức sản xuất mới cho doanh nghiệp, ông Tuấn Anh còn đề cập tới các nhóm giải pháp về tài chính xanh – chìa khóa cho phát triển nông nghiệp xanh. Ông chia sẻ khá chi tiết về các yếu tố của tài chính xanh, từ nguồn đầu tư trực tiếp của các cổ đông tới đầu tư qua kênh trái phiếu và tín dụng xanh. Trong đó có nguồn vốn rất lớn lên tới hàng chục tỷ USD cho phát triển xanh Việt Nam tới năm 2030 và các doanh nghiệp cần nhanh chóng năm bắt những cơ hội này.

Song song đó, nguồn vốn còn đến từ hoạt động của thị trường tín chỉ carbon. Đây cũng là một nguồn lực tiềm năng cho những doanh nghiệp đang giảm phát thải tốt, tạo được tín chỉ carbon để bán. Nhìn chung, những nhóm giải pháp về tín dụng hoàn toàn khả thi cho cộng đồng doanh nghiệp có thể cân nhắc để xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp cận phù hợp.

Cuối cùng, các chuyên gia cho biết hiện nay Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo ra hạ tầng pháp lý và doanh nghiệp là đầu tàu để tạo ra mối liên kết trong các chuỗi cung ứng và các thiết bị, công cụ lao động hiện đại. Người nông dân được trực tiếp thụ hưởng từ tiến bộ khoa học công nghệ và thừa hưởng giá trị cốt lõi của một nền kinh tế nông nghiệp xanh với những mô hình tăng trưởng bền vững.

Hải My

FPT Digital là một trong những công ty tư vấn chiến lược hàng đầu Việt Nam, là đối tác đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển đổi kép số và xanh như xây dựng chiến lược, lộ trình và triển khai chuyển đổi đạt hiệu quả toàn diện hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó, FPT Digital góp phần mang những kiến thức đa dạng, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tới cộng đồng Việt Nam về chuyển đổi số và xanh thông qua chuỗi sản phẩm truyền thông như DxTalks, DxReport, DxHub, DxRank, DxNews…

Trong đó, DxTalks là chuỗi talkshow chia sẻ những câu chuyện thực tế về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh từ các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Nội dung tập trung trao đổi về quá trình tiếp cận các nền tảng tổng quan để xây dựng lộ trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững. Theo dõi toàn bộ các tập tại đây.

DxReport là chuỗi báo cáo chuyên sâu về chuyển đổi số trong các lĩnh vực, ngành nghề được FPT Digital thực hiện và phát hành vào cuối mỗi tháng.

DxNews là chuỗi bản tin về chuyển đổi số và xanh được gửi hàng tuần tới toàn bộ các email của cộng đồng quan tâm.

DxHub là chuỗi sự kiện được tổ chức bởi FPT Digital nhằm xây dựng cộng đồng, kết nối chuyên gia và doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề trong lĩnh vực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

DxRank là bộ công cụ do FPT Digital phát triển, giúp doanh nghiệp nhỏ có thể tự kiểm tra mức độ trưởng thành số trên toàn diện hoạt động, từ chiến lược, khách hàng, văn hóa, vận hành, công nghệ đến dữ liệu. Đăng ký miễn phí sử dụng DxRank tại đây và đăng ký đánh giá hiện trạng về ESG doanh nghiệp tại đây.




Source link


Các chuyên gia cùng bàn về giải pháp giảm phát khí thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại DxTalks.

Tập mới nhất của chuỗi DxTalks với chủ đề “Net Zero – hành trình chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp” chia sẻ những kiến thức, thông tin cơ bản nông nghiệp xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chương trình có sự tham gia của tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA; thạc sĩ Vương Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường; và ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Tư vấn chuyển đổi số và Phát triển bền vững FPT Digital.

Giải pháp hỗ trợ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Mở đầu, thạc sĩ Vương Xuân Hòa cho biết Việt Nam được coi là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Điều này có thể tác động đến cả sản lượng nông nghiệp lẫn diện tích trồng trọt, chăn nuôi. Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng cường độ thiên tai; hay việc nước biển dâng cũng làm cho diện tích canh tác, trồng trọt giảm đi đáng kể. Do đó, ngành nông nghiệp đang phải tìm rất nhiều giải pháp và cách tiếp cận mới để giải quyết những thách thức này.

Từ chia sẻ của ông Xuân Hòa, ông Tuấn Anh cho biết việc giảm tải các tác động biến đổi khí hậu hiện không còn là mục tiêu đơn lẻ của từng quốc gia mà cần sự chung tay của nhiều nước để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Hiện các quốc gia đã cùng ngồi lại với nhau để xây dựng và phát triển bộ khung về biến đổi khí hậu (Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu UNFCC). Các quốc gia ở những buổi hội nghị khác nhau sẽ có những tiến triển khác nhau nhưng đều cùng cam kết với mục tiêu chung là giảm các tác động biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng đánh giá cao những chính sách từ Bộ Nông nghiệp đã giúp thúc đẩy và thu hút cộng đồng, doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như đầu tư, đồng hành và thúc đẩy phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó, doanh nghiệp thể hiện rất rõ vai trò của mình khi luôn tìm kiếm những công nghệ, thị trường phù hợp. Thậm chí là điều chỉnh những chương trình, kế hoạch canh tác, sản xuất kinh doanh để thích với một cách hiệu quả với chương trình của Bộ cũng như chính phủ trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.

Bổ sung với ý kiến trên, ông Tuấn Anh cho rằng bất kỳ mô hình tăng trưởng kinh tế nào, không chỉ là nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi họ sẽ là cầu nối giữa chính phủ, các đơn vị, người lao động và người dân. Vai trò của doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp là kết nối các hộ nông dân để cùng đạt được tiêu chuẩn chung trong sản xuất, phát thải carbon thấp để cùng hướng tới mục tiêu chung về tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn từ việc kết nối với hộ nông dân để đạt được những tiêu chuẩn chung đến chuỗi giá trị trong sản xuất, hoạt động về bán hàng, xuất khẩu. Tất cả đều ảnh hưởng bởi các quy định cũng như chính sách về giảm thải carbon. Trong đó, đáng chú ý là cơ chế khai báo phát thải carbon với những hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối năm nay. Bên cạnh đó, việc hướng tới nông nghiệp xanh cũng cần chi phí lớn. Nhưng doanh nghiệp có thể nhìn nhận đây là những khoản đầu tư lâu dài, có giá trị trong tương lai để cùng hướng tới sự chuyển dịch trong hoạt động sản xuất nông nghiệp một cách mạnh mẽ hơn.

Các chuyên gia tham gia DxTalks do FPT Digital thực hiện. Ảnh: FPT Digital

Các chuyên gia tham gia DxTalks do FPT Digital thực hiện. Ảnh: FPT Digital

Theo ông Vương Xuân Hòa, để thực hiện chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, cần có sự chung tay đóng góp của toàn xã hội, từ các cơ quan quản lý, các bộ ban ngành đến người dân, doanh nghiệp. Sau khi có đầy đủ mục tiêu và chính sách, cần đưa ra chỉ tiêu, chỉ số để giám sát việc thực hiện. Đồng thời, chính phủ cũng cần khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động về chuyển đổi xanh; cũng tăng cường và nâng cao năng lực, nhận thức của cả người dân và doanh nghiệp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi xanh.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Tùng cho rằng bên cạnh sự chung tay của những bên liên quan, để đưa nền nông nghiệp trở thành nền sản xuất “Zero Carbon” (hay còn gọi là cân bằng carbon), vai trò của công nghệ thực sự rất quan trọng, quyết định sự thành bại khi thực hiện mục tiêu này. Bởi hiện nay, nhờ vào công nghệ, hầu hết nhu cầu của thị trường nông sản Việt Nam trên thế giới đã thay đổi.

Công nghệ không chỉ giúp người nông dân giải phóng được sức lao động; nhà quản lý có thể ban hành chính sách mới hoặc thu hồi những chính sách không phù hợp mà còn ảnh hưởng đến sự quyết định có tiếp tục sản xuất hay không của doanh nghiệp. Ngoài ra việc sử dụng những công nghệ phù hợp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp từ sản xuất thuần túy có thể tiến những bước dài trong chuyển đổi sang một nền nông nghiệp sản xuất với mục tiêu xanh và bền vững.

“Công nghệ hỗ trợ giải quyết tối đa các quy trình, khúc mắc cũng như hạn chế trong quá trình dịch chuyển này”, tiến sĩ Đức Tùng nhận định.

Bên cạnh những giải pháp về chính sách hay chuyển đổi số nhằm mang công nghệ và phương thức sản xuất mới cho doanh nghiệp, ông Tuấn Anh còn đề cập tới các nhóm giải pháp về tài chính xanh – chìa khóa cho phát triển nông nghiệp xanh. Ông chia sẻ khá chi tiết về các yếu tố của tài chính xanh, từ nguồn đầu tư trực tiếp của các cổ đông tới đầu tư qua kênh trái phiếu và tín dụng xanh. Trong đó có nguồn vốn rất lớn lên tới hàng chục tỷ USD cho phát triển xanh Việt Nam tới năm 2030 và các doanh nghiệp cần nhanh chóng năm bắt những cơ hội này.

Song song đó, nguồn vốn còn đến từ hoạt động của thị trường tín chỉ carbon. Đây cũng là một nguồn lực tiềm năng cho những doanh nghiệp đang giảm phát thải tốt, tạo được tín chỉ carbon để bán. Nhìn chung, những nhóm giải pháp về tín dụng hoàn toàn khả thi cho cộng đồng doanh nghiệp có thể cân nhắc để xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp cận phù hợp.

Cuối cùng, các chuyên gia cho biết hiện nay Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo ra hạ tầng pháp lý và doanh nghiệp là đầu tàu để tạo ra mối liên kết trong các chuỗi cung ứng và các thiết bị, công cụ lao động hiện đại. Người nông dân được trực tiếp thụ hưởng từ tiến bộ khoa học công nghệ và thừa hưởng giá trị cốt lõi của một nền kinh tế nông nghiệp xanh với những mô hình tăng trưởng bền vững.

Hải My

FPT Digital là một trong những công ty tư vấn chiến lược hàng đầu Việt Nam, là đối tác đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển đổi kép số và xanh như xây dựng chiến lược, lộ trình và triển khai chuyển đổi đạt hiệu quả toàn diện hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó, FPT Digital góp phần mang những kiến thức đa dạng, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tới cộng đồng Việt Nam về chuyển đổi số và xanh thông qua chuỗi sản phẩm truyền thông như DxTalks, DxReport, DxHub, DxRank, DxNews…

Trong đó, DxTalks là chuỗi talkshow chia sẻ những câu chuyện thực tế về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh từ các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Nội dung tập trung trao đổi về quá trình tiếp cận các nền tảng tổng quan để xây dựng lộ trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững. Theo dõi toàn bộ các tập tại đây.

DxReport là chuỗi báo cáo chuyên sâu về chuyển đổi số trong các lĩnh vực, ngành nghề được FPT Digital thực hiện và phát hành vào cuối mỗi tháng.

DxNews là chuỗi bản tin về chuyển đổi số và xanh được gửi hàng tuần tới toàn bộ các email của cộng đồng quan tâm.

DxHub là chuỗi sự kiện được tổ chức bởi FPT Digital nhằm xây dựng cộng đồng, kết nối chuyên gia và doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề trong lĩnh vực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

DxRank là bộ công cụ do FPT Digital phát triển, giúp doanh nghiệp nhỏ có thể tự kiểm tra mức độ trưởng thành số trên toàn diện hoạt động, từ chiến lược, khách hàng, văn hóa, vận hành, công nghệ đến dữ liệu. Đăng ký miễn phí sử dụng DxRank tại đây và đăng ký đánh giá hiện trạng về ESG doanh nghiệp tại đây.




Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

Computer dùng chip Intel đầu tiên đạt chuẩn Copilot+PC

Phiên bản Zenbook S14 OLED, bắt đầu bán ra thị trường trong nước, trang bị Intel Core Ultra 7 Series 2, chip đầu...

Pc AI Zenbook S 14 với chip Intel Collection 2

Zenbook S 14 là thế hệ laptop AI Copilot+ PC đầu tiên của Asus dùng chip Intel Series 2, thiết kế mỏng, phủ...

Ưu nhược điểm của iPhone 16 và 16 Plus

Ít được chú ý như bộ đôi iPhone 16 Pro hay 16 Pro Max nhưng hai model cơ bản cũng có điểm mạnh...