Bộ giải pháp từ Schneider Electric giúp nguồn điện sân bay vận hành an toàn, có kịch bản ứng phó tránh rủi ro, hỗ trợ giảm phát thải CO2.
Đại diện Schneider Electric cho biết trong vận hành sân bay, hạ tầng năng lượng đóng vai trò quan trọng vì tất cả hoạt động diễn ra đều phụ thuộc vào điện. Dưới góc nhìn của tập đoàn hàng đầu thế giới về quản lý điện năng, Schneider Electric đánh giá cơ sở năng lượng bền vững cần đạt ba yếu tố: hiển thị dữ liệu tốt, giảm chi phí lẫn mức tiêu thụ năng lượng, giảm rủi ro về thời gian ngừng hoạt động.
Từ tầm nhìn này, đơn vị cung cấp loạt giải pháp giúp nguồn điện của máy bay vận hành an toàn, hiệu quả hơn. Đơn cử EcoStruxure Power Monitoring Expert (PME) – giải pháp tổng hợp dữ liệu và theo dõi tập trung trạng thái của hệ thống điện theo thời gian thực.
PME phân tích chi tiết về chất lượng điện năng, độ tin cậy của lưới điện, từ đó xác định, cách ly và giải quyết các sự cố. PME cũng nhận diện tình trạng lãng phí và theo dõi mức tiêu thụ năng lượng bằng cách thu thập, xử lý chi tiết về dữ liệu năng lượng. Điều này hỗ trợ cắt giảm phát thải khí CO2, xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính bền vững.
Để đảm bảo an ninh năng lượng tốt hơn, tập đoàn nghiên cứu giải pháp lưới điện siêu nhỏ Microgrid. Mạng lưới điện khép kín giúp quản lý, điều phối các nguồn điện phân tán: điện lưới, điện mặt trời, điện gió, lưu trữ… (gọi chung là DERs-Distribution Energy Resource).
Theo đơn vị, Microgrid giúp tối ưu hóa chi phí năng lượng cho sân bay. Khi sử dụng, hệ thống sẽ ưu tiên nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, lưu trữ… trong vận hành, giảm thải carbon do dùng điện từ lưới hoặc máy phát.
Giải pháp đồng thời lập kịch bản tự động sao lưu (backup) với nhiều nguồn khác nhau, góp phần tăng độ tin cậy và ổn định cho hệ thống điện. Bằng thuật toán AI, Microgrid có thể kết hợp với thông tin dự báo thời tiết để áp dụng các kịch bản khẩn cấp ưu tiên lưu trữ năng lượng, đảm bảo hệ thống sẽ có đủ điện năng khi xảy ra sự cố trên lưới.
Ngoài PME, Microgrid, Schneider Electric còn phát triển nhiều công cụ chẩn đoán mới như EcoStruxure Asset Advisor và EcoStruxure Power Advisor với khả năng dự đoán, giải quyết vấn đề về điện. Hệ thống giám sát và điều khiển nguồn điện kết nối hơn 2.000 thiết bị gồm đồng hồ đo điện, rơle, cầu dao, máy biến áp. Nhờ đó, sân bay có thể giảm rủi ro về an toàn, tránh thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến gây tổn thất vận hành hay phát sinh biện pháp can thiệp bảo trì tốn kém.
Đại diện tập đoàn cho biết, các đơn vị có thể kết hợp bộ công cụ trên với giải pháp Wonderware, tiền thân của Unified Operations Center – UOC. Giải pháp này cung cấp bởi Aveva – một trong những công ty hàng đầu thế giới về phần mềm công nghiệp. Tập đoàn công bố, bộ giải pháp hiện mang đến môi trường điều khiển, xử lý cho hơn một triệu tín hiệu và điều khiển 250 thang cuốn, bãi đỗ máy bay, thang máy, thang băng truyền, 10.000 bộ điều chỉnh, cảm biến – đường dây, 300 bảng điện chính, 1.300 bảng điện thứ cấp, 26 máy biến áp trung tâm, 247 giếng trữ nước, máy bơm – van, 30.000 đầu báo cháy, các thiết bị được kiểm soát của một sân bay tại Tây Ban Nha. Hệ thống hỗ trợ giám sát hệ thống vận chuyển hành lý tự động của sân bay bao gồm 6.000 môtơ và 20 km băng tải. Ngoài ra, các công cụ này còn được sử dụng tại một sân bay khác của Canada, nơi đón 16,3 triệu hành khách mỗi năm.
Ngoài việc tạo ra cơ sở điện năng an toàn và hiệu quả, tập đoàn cho biết bộ công cụ còn hỗ trợ phát triển bền vững, trung hòa lượng carbon của sân bay. Đây là tiêu chí quan trọng để nâng cấp hệ thống cảng hàng không đạt chuẩn quốc tế, nhất là khi Việt Nam cam kết COP26, đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025.
Minh Huy