Nhiều người trả lại kính Imaginative and prescient Professional sau hơn một tuần sử dụng


Nhiều người cho biết họ trả lại Vision Pro do kính nặng, gây chóng mặt, đau mắt khi dùng, trong khi kho ứng dụng chưa phong phú như kỳ vọng.

Kính thực tế ảo Vision Pro được Apple bắt đầu bán từ 2/2. Hãng cho phép người dùng trả hàng, hoàn tiền trong vòng 14 ngày kể từ khi mua. Theo The Verge, nhiều người dựa vào quy định này để trả kính sau thời gian ngắn trải nghiệm.

Nguyên nhân đầu tiên là thiết bị của Apple cồng kềnh và gây khó chịu. Parker Ortolani, quản lý sản phẩm tại The Verge, cho biết đã dừng sử dụng do không thể quen với kính. “Vision Pro có vấn đề ở khối lượng và thiết kế dây đeo. Nó khiến tôi trải qua cơn đau đầu và mỏi mắt liên tục. Tôi đã trả hàng và sẽ quay lại sử dụng sau khi Apple thực hiện những thay đổi”, Ortolani nói trên Threads.

Trên mạng xã hội X, Farzad Mesbahi, người thường xuyên chia sẻ các video về công nghệ, cũng cho rằng sự nặng nề là điểm yếu của Vision Pro. Theo anh, dù ở tư thế thoải mái, người dùng vẫn không thể sử dụng kính liên tục nhiều tiếng như với smartphone hay máy tính. “Tôi không lựa chọn Vision Pro với vai trò thiết bị hỗ trợ công việc”, anh nói. Trong khi đó, Rjey, nhà sáng tạo nội dung số với hơn 22.000 lượt theo dõi trên X, thừa nhận rất muốn dùng Vision Pro nhưng không thể chịu đựng quá 10 phút do đau đầu, chóng mặt.

Một người đang sử dụng kính Vision Pro. Ảnh: Khương Nha

Một người đang sử dụng kính Vision Pro. Ảnh: Khương Nha

Ngoài thiết kế, người dùng cũng chưa hài lòng với một số tính năng hiển thị của kính. Mesbahi cho biết vật thể trong môi trường thực không được tái hiện tốt trên giao diện Vision Pro, nhất là khi quan sát gián tiếp nội dung trên màn hình máy tính hoặc smartphone. Thậm chí, việc đọc chữ trên báo cũng gây khó khăn.

Ngoài ra, một số người đánh giá viền đen quanh giao diện thực tế ảo quá lớn, chiếm 10-20% diện tích hiển thị, khiến tầm nhìn bị hạn chế. Nhiều trường hợp, họ phải quay đầu góc rộng mới có thể quan sát các biểu tượng ứng dụng nằm sát cạnh dưới.

Còn theo Carter Gibson, một quản lý cấp cao tại Google, năng suất làm việc của anh bị giảm khi thử sử dụng kết hợp Vision Pro, do phải thực hiện thêm nhiều thao tác phức tạp. “Việc gõ bàn phím ảo là ác mộng. Các thao tác tùy chỉnh khá phiền toái và tôi vẫn chưa thể quen với cửa sổ đa nhiệm. Một số định dạng tệp tin cũng chưa được hỗ trợ trên Vision Pro”, Gibson nói trên Threads.

Trên Reddit, những người trả kính giải thích vấn đề của Vision Pro còn nằm ở việc không phân định rõ giữa công cụ giải trí và một thiết bị phục vụ công việc. Dù có khoảng 600 app khác nhau trong kho, hệ sinh thái trên kính thực tế ảo vẫn chưa đủ thỏa mãn người dùng.

“Nếu thích chơi game, tôi sẽ chọn nằm dài trên ghế với tay cầm điều khiển. Khi cần làm việc, tôi có thể ngồi cạnh chiếc bàn lớn cùng màn hình độ phân giải 4K, thay vì phải đeo cả một ‘cỗ máy’ lên đầu”, một người dùng Reddit nói.

Một số thừa nhận mức giá 3.500 USD của Vision Pro quá cao, nên đã đặt mua để thỏa mãn sự tò mò rồi trả hàng sau khi trải nghiệm. “Thật điên nếu tin tôi sẽ chi vài nghìn USD cho sản phẩm này”, người dùng Matt Schneider nói với Business Insider. Trong khi đó, Collin Michael, tự nhận là fan trung thành của Apple, nói sẽ cân nhắc sở hữu nếu kính được cải tiến và giá giảm xuống 2.000 USD.

Apple hiện chưa bình luận về tình trạng hoàn hàng sớm, đồng thời không công khai khoản lợi nhuận mà kính thực tế ảo mang lại.

Hoàng Giang




Source link


Nhiều người cho biết họ trả lại Vision Pro do kính nặng, gây chóng mặt, đau mắt khi dùng, trong khi kho ứng dụng chưa phong phú như kỳ vọng.

Kính thực tế ảo Vision Pro được Apple bắt đầu bán từ 2/2. Hãng cho phép người dùng trả hàng, hoàn tiền trong vòng 14 ngày kể từ khi mua. Theo The Verge, nhiều người dựa vào quy định này để trả kính sau thời gian ngắn trải nghiệm.

Nguyên nhân đầu tiên là thiết bị của Apple cồng kềnh và gây khó chịu. Parker Ortolani, quản lý sản phẩm tại The Verge, cho biết đã dừng sử dụng do không thể quen với kính. “Vision Pro có vấn đề ở khối lượng và thiết kế dây đeo. Nó khiến tôi trải qua cơn đau đầu và mỏi mắt liên tục. Tôi đã trả hàng và sẽ quay lại sử dụng sau khi Apple thực hiện những thay đổi”, Ortolani nói trên Threads.

Trên mạng xã hội X, Farzad Mesbahi, người thường xuyên chia sẻ các video về công nghệ, cũng cho rằng sự nặng nề là điểm yếu của Vision Pro. Theo anh, dù ở tư thế thoải mái, người dùng vẫn không thể sử dụng kính liên tục nhiều tiếng như với smartphone hay máy tính. “Tôi không lựa chọn Vision Pro với vai trò thiết bị hỗ trợ công việc”, anh nói. Trong khi đó, Rjey, nhà sáng tạo nội dung số với hơn 22.000 lượt theo dõi trên X, thừa nhận rất muốn dùng Vision Pro nhưng không thể chịu đựng quá 10 phút do đau đầu, chóng mặt.

Một người đang sử dụng kính Vision Pro. Ảnh: Khương Nha

Một người đang sử dụng kính Vision Pro. Ảnh: Khương Nha

Ngoài thiết kế, người dùng cũng chưa hài lòng với một số tính năng hiển thị của kính. Mesbahi cho biết vật thể trong môi trường thực không được tái hiện tốt trên giao diện Vision Pro, nhất là khi quan sát gián tiếp nội dung trên màn hình máy tính hoặc smartphone. Thậm chí, việc đọc chữ trên báo cũng gây khó khăn.

Ngoài ra, một số người đánh giá viền đen quanh giao diện thực tế ảo quá lớn, chiếm 10-20% diện tích hiển thị, khiến tầm nhìn bị hạn chế. Nhiều trường hợp, họ phải quay đầu góc rộng mới có thể quan sát các biểu tượng ứng dụng nằm sát cạnh dưới.

Còn theo Carter Gibson, một quản lý cấp cao tại Google, năng suất làm việc của anh bị giảm khi thử sử dụng kết hợp Vision Pro, do phải thực hiện thêm nhiều thao tác phức tạp. “Việc gõ bàn phím ảo là ác mộng. Các thao tác tùy chỉnh khá phiền toái và tôi vẫn chưa thể quen với cửa sổ đa nhiệm. Một số định dạng tệp tin cũng chưa được hỗ trợ trên Vision Pro”, Gibson nói trên Threads.

Trên Reddit, những người trả kính giải thích vấn đề của Vision Pro còn nằm ở việc không phân định rõ giữa công cụ giải trí và một thiết bị phục vụ công việc. Dù có khoảng 600 app khác nhau trong kho, hệ sinh thái trên kính thực tế ảo vẫn chưa đủ thỏa mãn người dùng.

“Nếu thích chơi game, tôi sẽ chọn nằm dài trên ghế với tay cầm điều khiển. Khi cần làm việc, tôi có thể ngồi cạnh chiếc bàn lớn cùng màn hình độ phân giải 4K, thay vì phải đeo cả một ‘cỗ máy’ lên đầu”, một người dùng Reddit nói.

Một số thừa nhận mức giá 3.500 USD của Vision Pro quá cao, nên đã đặt mua để thỏa mãn sự tò mò rồi trả hàng sau khi trải nghiệm. “Thật điên nếu tin tôi sẽ chi vài nghìn USD cho sản phẩm này”, người dùng Matt Schneider nói với Business Insider. Trong khi đó, Collin Michael, tự nhận là fan trung thành của Apple, nói sẽ cân nhắc sở hữu nếu kính được cải tiến và giá giảm xuống 2.000 USD.

Apple hiện chưa bình luận về tình trạng hoàn hàng sớm, đồng thời không công khai khoản lợi nhuận mà kính thực tế ảo mang lại.

Hoàng Giang




Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

iPhone cũ hút khách – Báo VnExpress Số hóa

iPhone 16 không có nhiều điểm hấp dẫn, khiến nhiều người dùng ở nhiều thị trường tìm đến các phiên bản iPhone cũ...

Smartphone 5G giá 30 triệu đồng nhưng chỉ dùng được 4G ở Việt Nam

Sony Xperia 1 Mark VI được trang bị phần cứng có sẵn kết nối 5G nhưng phần mềm không hỗ trợ nên chỉ...

Smartphone 30 triệu đồng nhưng không dùng được 5G ở Việt Nam

Sony Xperia 1 Mark VI có giá hơn 30 triệu đồng, nhưng bị cắt kết nối 5G, khiến người dùng tại Việt Nam...