Năm thập kỷ phát triển của TV Samsung



Samsung khởi đầu với 7 nhà sáng lập, đến nay trở thành ông lớn công nghệ toàn cầu. Hãng không ngừng cải tiến để dẫn đầu về doanh số, thị phần ngành hàng nghe nhìn, đón đầu những xu hướng mới, đa dạng danh mục sản phẩm, hoàn thiện hệ sinh thái giải trí gia đình.

Năm 1948, thương hiệu Samsung Corp lần đầu xuất hiện tại Hàn Quốc. 21 năm sau đó, Samsung Electronics được thành lập. Công ty bước chân vào thị trường điện tử tiêu dùng chỉ với 7 nhà sáng lập cùng 137 kỹ thuật viên. Gia nhập thị trường khá muộn so với những cái tên gạo cội, ông Lee Kun-hee – Chủ tịch Samsung thời điểm đó động viên mọi người: “Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tốc độ chính là yếu tố để quyết định kẻ chiến bại”.

Samsung bắt đầu bổ sung TV đen trắng vào danh mục các sản phẩm của mình trong những năm 1970. Ảnh: Samsung

Kể từ đó, phòng nghiên cứu của hãng không ngừng sáng đèn. Đến năm 1972 mẫu TV đen trắng đầu tiên lần đầu công bố đến đại chúng. Dựa trên nền tảng công nghệ đó, Samsung mở rộng ngành hàng sang tủ lạnh, máy giặt và TV màu.

Năm 1987, đơn vị thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ Samsung, mở đầu cho sự ra đời của những sản phẩm mới mang DNA sáng tạo. Từ đó đến nay, DNA sáng tạo luôn trở thành yếu tố cốt lõi trong hệ sinh thái, hiện diện trên chiếc TV kỹ thuật số đầu tiên sản xuất hàng loạt năm 1999 đến mẫu TV 8K hiện nay.

Bước vào thế kỷ 20, TV dần cải tiến và có thêm nhiều yếu tố chi phối. Tuy vậy, người dùng vẫn chú trọng đến tiêu chí hiển thị, lấy đó làm yếu tố quyết định khi chọn mua sản phẩm này. Samsung ghi nhiều dấu ấn bằng các cải tiến công nghệ trên những dòng TV chủ lực như QLED, Neo QLED 4K, OLED 4K và Neo QLED 8K.

Một số dòng TV nổi bật của hãng. Ảnh: Samsung

Năm 2006, hãng tạo chú ý khi ra mắt Bordeaux LCD với thiết kế ly rượu vang. Đến CES 2013, Samsung trình làng TV 4K đầu tiên của hãng. Ba năm sau, tại CES 2016, tập đoàn giới thiệu mẫu SUHD mới nhất. Theo đơn vị, thiết bị này có công nghệ chấm lượng tử 10 bit không chứa cadmium duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó. Mẫu TV LED của Samsung sử dụng diot phát sáng nhằm tối ưu chất lượng hình ảnh, nhận hơn 3.000 bằng sáng chế với các sản phẩm này.

Đây cũng là tiền đề để hãng ra mắt TV QLED dựa trên công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dot) không chứa cadmium. Sản phẩm có độ phủ màu lên tới 100%, thu hút nhiều chuyên gia tại triển lãm CES 2017.

Một năm sau, Samsung tiếp tục tung ra mẫu TV QLED 8K đầu tiên, nổi bật với tính năng Direct Full Array. Công nghệ đèn nền này có thể kiểm soát chính xác sự cân bằng ánh sáng trên màn hình. Ngoài ra còn có 8K AI Upscaling – công nghệ đầu tiên trong ngành cho phép nâng cấp hình ảnh lên chuẩn 8K, bất kể chất lượng nội dung đầu vào.

“Các công nghệ QLED 8K tiên tiến mở ra kỷ nguyên mới cho hệ sinh thái TV Samsung”, đại diện tập đoàn nhận định.

TV Neo QLED 8K mang chất lượng hình ảnh 8K, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm giải trí ngày càng cao của người dùng. Ảnh: Samsung

Ngoài công nghệ, năm 2020 hãng lần đầu giới thiệu mẫu TV không viền, mang đến trải nghiệm hình ảnh “vô cực”. Chỉ một năm sau, hãng tung ra mẫu TV Neo QLED cải tiến dựa trên màn hình Quantum Mini LED và nâng cấp độ phân giải Full HD đến 8K.

Để mở rộng thị phần, nhà sản xuất không ngừng cải tiến công nghệ. Dòng Neo QLED 8K hiện có tối ưu trải nghiệm người dùng với nhiều tính năng như Real Depth Enhancer, Q-Symphony 3.0, chứng nhận chuẩn màu sắc Pantone Validated.

Nói về những cột mốc quan trọng này, Hyunchul Song – nhóm Phát triển sản phẩm của Samsung cho biết: “Từ QLED đến Neo QLED, từ Full HD đến 8K, Samsung đã nỗ lực không ngừng để phát triển các sản phẩm sáng tạo, mang lại trải nghiệm khác biệt dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng”. Nhờ vậy, hãng nhận nhiều giải thưởng TV xuất sắc tại các kỳ triển lãm điện tử tiêu dùng hàng đầu như CES, IFA.

TV Samsung OLED S95C – mẫu TV được giới công nghệ đánh giá cao ngay từ khi ra mắt. Ảnh: Samsung

Các kỹ sư phân tích, sẽ không thể phát triển chất lượng hình ảnh tốt chỉ với một công nghệ. Do vậy, bên cạnh nâng cấp dòng QLED và Neo QLED đang có, hãng cũng ra mắt OLED mới, khắc phục các hiện tượng blooming, cải thiện độ sáng. Trong series này, S95B là TV OLED đầu tiên của hãng đạt chứng nhận chuẩn màu sắc Pantone Validated còn S95C mang đến chuẩn mực mới về độ sáng màn hình OLED.

The Frame là đại diện tiêu biểu cho sự phá cách của dòng TV Lifestyle. Ảnh: Samsung

Hãng thể hiện tinh thần vượt qua mọi khuôn mẫu khi ra mắt bộ ba sản phẩm thuộc dòng Lifestyle là The Frame, The Serif và The Sero năm 2020. Đơn vị thể hiện tầm nhìn, TV không chỉ để nghe nhìn mà còn định hình phong cách sống. Slogan của The Frame cũng tạo dấu ấn ngay từ khi được công bố: “Bật lên là TV QLED, tắt đi là khung tranh nghệ thuật”.

Đi cùng hình ảnh, Samsung cũng nâng cấp trải nghiệm âm thanh tích hợp và khả năng đồng bộ với loa ngoài thông qua nhiều cải tiến công nghệ. Đơn cử Q-Symphony 3.0, Dolby Atmos không dây, SpaceFit Sound, Adaptive Sound Pro… Hãng đồng thời biến TV thành một quản gia thông minh thông qua Smart Hub và SmartThings, cho trải nghiệm nghe nhìn tại gia liền mạch, tiện ích.

Với những nỗ lực kể trên, thị phần doanh thu của Samsung tính đến quý III/2023 đạt 29,9% – tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tập đoàn cũng đứng đầu bảng về doanh số bán ra, chiếm 18,3% lô hàng trong giai đoạn này và củng cố vị trí đứng đầu thị trường 17 năm liên tiếp, kể từ từ năm 2006, theo báo cáo từ Omdia.

Thiết kế công thái học trên sản phẩm. Ảnh: Samsung

Đại diện hãng cho biết, ngành hàng nghe nhìn đang nở rộ xu hướng TV màn hình lớn. Đơn vị nhanh chóng bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường này. Theo báo cáo từ Omdia, năm 2022, Samsung đạt thị phần lần lượt 36,1% cho TV trên 75 inch và 42,9% với dòng 80 inch. Phân khúc màn hình 98 inch cũng tăng từ 1.000 chiếc trong năm 2019 lên 160.000 chiếc vào năm 2022. Mẫu Neo QLED 4K 98 inch còn nhận loạt giải thưởng từ Forbes, Top Choice 2021 của AVS Forum, Editor’s Choice 2021 của Techaeris.

TV 98 inch Neo QLED 8K (mã 98QN990C) là TV 8K lớn nhất thị trường hiện nay. Ảnh: Samsung

Gần đây, tập đoàn ra mắt mẫu Neo QLED 8K 98 inch (98QN990C), mang đến trải nghiệm nghe nhìn “cực đại” với kích thước siêu lớn 98 inch, chất lượng 8K.

Không dừng lại ở QLED và OLED, hãng khai phá một công nghệ hiển thị mới và tiềm năng – Micro LED. Công nghệ hiển thị này sử dụng đèn LED với kích thước siêu nhỏ, từ 100 micromet trở xuống. Các đèn LED nhỏ sẽ tạo thành pixel và kiểm soát chúng một cách tinh tế để tạo ra màu sắc tự nhiên, tương phản cao sánh ngang OLED, kế thừa ưu điểm của Neo QLED. Khả năng kiểm soát điểm ảnh cao giúp thiết bị đạt độ tương phản tiệm cận OLED, độ sáng lên tới 2.000 nit cùng tần số quét 120 Hz.

The Wall là mẫu TV Micro LED có khả năng mở rộng kích cỡ linh hoạt theo dạng module. Ảnh: Samsung

Micro LED không chỉ nổi bật ở khả năng hiển thị mà còn có thể mở rộng kích cỡ linh hoạt, thậm chí cán mốc TV siêu lớn. Đơn cử mẫu The Wall có thể đạt đến 146 inch hoặc lớn hơn. Với chuyên môn trong ngành bán dẫn, Samsung phát triển công nghệ nanomet, thu nhỏ mép của các module để tạo ra một màn hình liền mạch và gần như vô cực. Thiết kế này mang đến trải nghiệm tối ưu, tập trung vào nội dung hiển thị.

Hiện Samsung đã thành công trong việc thương mại hóa TV Micro LED. Đơn vị cũng có nhiều nỗ lực nhằm phổ thông hóa trải nghiệm nghe nhìn cao cấp này. Ngoài giảm giá thành sản phẩm, hãng mở rộng tùy chọn kích cỡ với phiên bản 76 inch, 101 inch và 114 inch.

Nhìn lại hành trình hơn năm thập kỷ, đại diện công ty Điện tử Samsung Vina cho biết hãng dùng DNA sáng tạo để tiếp cận người dùng toàn cầu. Cũng nhờ đó, đơn vị là nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới suốt 17 năm qua. “Chúng tôi tự hào và luôn nỗ lực trong việc sáng tạo, cải tiến không ngừng để vượt qua mọi giới hạn”, đại diện hãng nhấn mạnh.

Nội dung: Minh Tú – Thiết kế: Duc Tran



Source link



Samsung khởi đầu với 7 nhà sáng lập, đến nay trở thành ông lớn công nghệ toàn cầu. Hãng không ngừng cải tiến để dẫn đầu về doanh số, thị phần ngành hàng nghe nhìn, đón đầu những xu hướng mới, đa dạng danh mục sản phẩm, hoàn thiện hệ sinh thái giải trí gia đình.

Năm 1948, thương hiệu Samsung Corp lần đầu xuất hiện tại Hàn Quốc. 21 năm sau đó, Samsung Electronics được thành lập. Công ty bước chân vào thị trường điện tử tiêu dùng chỉ với 7 nhà sáng lập cùng 137 kỹ thuật viên. Gia nhập thị trường khá muộn so với những cái tên gạo cội, ông Lee Kun-hee – Chủ tịch Samsung thời điểm đó động viên mọi người: “Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tốc độ chính là yếu tố để quyết định kẻ chiến bại”.

Samsung bắt đầu bổ sung TV đen trắng vào danh mục các sản phẩm của mình trong những năm 1970. Ảnh: Samsung

Kể từ đó, phòng nghiên cứu của hãng không ngừng sáng đèn. Đến năm 1972 mẫu TV đen trắng đầu tiên lần đầu công bố đến đại chúng. Dựa trên nền tảng công nghệ đó, Samsung mở rộng ngành hàng sang tủ lạnh, máy giặt và TV màu.

Năm 1987, đơn vị thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ Samsung, mở đầu cho sự ra đời của những sản phẩm mới mang DNA sáng tạo. Từ đó đến nay, DNA sáng tạo luôn trở thành yếu tố cốt lõi trong hệ sinh thái, hiện diện trên chiếc TV kỹ thuật số đầu tiên sản xuất hàng loạt năm 1999 đến mẫu TV 8K hiện nay.

Bước vào thế kỷ 20, TV dần cải tiến và có thêm nhiều yếu tố chi phối. Tuy vậy, người dùng vẫn chú trọng đến tiêu chí hiển thị, lấy đó làm yếu tố quyết định khi chọn mua sản phẩm này. Samsung ghi nhiều dấu ấn bằng các cải tiến công nghệ trên những dòng TV chủ lực như QLED, Neo QLED 4K, OLED 4K và Neo QLED 8K.

Một số dòng TV nổi bật của hãng. Ảnh: Samsung

Năm 2006, hãng tạo chú ý khi ra mắt Bordeaux LCD với thiết kế ly rượu vang. Đến CES 2013, Samsung trình làng TV 4K đầu tiên của hãng. Ba năm sau, tại CES 2016, tập đoàn giới thiệu mẫu SUHD mới nhất. Theo đơn vị, thiết bị này có công nghệ chấm lượng tử 10 bit không chứa cadmium duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó. Mẫu TV LED của Samsung sử dụng diot phát sáng nhằm tối ưu chất lượng hình ảnh, nhận hơn 3.000 bằng sáng chế với các sản phẩm này.

Đây cũng là tiền đề để hãng ra mắt TV QLED dựa trên công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dot) không chứa cadmium. Sản phẩm có độ phủ màu lên tới 100%, thu hút nhiều chuyên gia tại triển lãm CES 2017.

Một năm sau, Samsung tiếp tục tung ra mẫu TV QLED 8K đầu tiên, nổi bật với tính năng Direct Full Array. Công nghệ đèn nền này có thể kiểm soát chính xác sự cân bằng ánh sáng trên màn hình. Ngoài ra còn có 8K AI Upscaling – công nghệ đầu tiên trong ngành cho phép nâng cấp hình ảnh lên chuẩn 8K, bất kể chất lượng nội dung đầu vào.

“Các công nghệ QLED 8K tiên tiến mở ra kỷ nguyên mới cho hệ sinh thái TV Samsung”, đại diện tập đoàn nhận định.

TV Neo QLED 8K mang chất lượng hình ảnh 8K, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm giải trí ngày càng cao của người dùng. Ảnh: Samsung

Ngoài công nghệ, năm 2020 hãng lần đầu giới thiệu mẫu TV không viền, mang đến trải nghiệm hình ảnh “vô cực”. Chỉ một năm sau, hãng tung ra mẫu TV Neo QLED cải tiến dựa trên màn hình Quantum Mini LED và nâng cấp độ phân giải Full HD đến 8K.

Để mở rộng thị phần, nhà sản xuất không ngừng cải tiến công nghệ. Dòng Neo QLED 8K hiện có tối ưu trải nghiệm người dùng với nhiều tính năng như Real Depth Enhancer, Q-Symphony 3.0, chứng nhận chuẩn màu sắc Pantone Validated.

Nói về những cột mốc quan trọng này, Hyunchul Song – nhóm Phát triển sản phẩm của Samsung cho biết: “Từ QLED đến Neo QLED, từ Full HD đến 8K, Samsung đã nỗ lực không ngừng để phát triển các sản phẩm sáng tạo, mang lại trải nghiệm khác biệt dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng”. Nhờ vậy, hãng nhận nhiều giải thưởng TV xuất sắc tại các kỳ triển lãm điện tử tiêu dùng hàng đầu như CES, IFA.

TV Samsung OLED S95C – mẫu TV được giới công nghệ đánh giá cao ngay từ khi ra mắt. Ảnh: Samsung

Các kỹ sư phân tích, sẽ không thể phát triển chất lượng hình ảnh tốt chỉ với một công nghệ. Do vậy, bên cạnh nâng cấp dòng QLED và Neo QLED đang có, hãng cũng ra mắt OLED mới, khắc phục các hiện tượng blooming, cải thiện độ sáng. Trong series này, S95B là TV OLED đầu tiên của hãng đạt chứng nhận chuẩn màu sắc Pantone Validated còn S95C mang đến chuẩn mực mới về độ sáng màn hình OLED.

The Frame là đại diện tiêu biểu cho sự phá cách của dòng TV Lifestyle. Ảnh: Samsung

Hãng thể hiện tinh thần vượt qua mọi khuôn mẫu khi ra mắt bộ ba sản phẩm thuộc dòng Lifestyle là The Frame, The Serif và The Sero năm 2020. Đơn vị thể hiện tầm nhìn, TV không chỉ để nghe nhìn mà còn định hình phong cách sống. Slogan của The Frame cũng tạo dấu ấn ngay từ khi được công bố: “Bật lên là TV QLED, tắt đi là khung tranh nghệ thuật”.

Đi cùng hình ảnh, Samsung cũng nâng cấp trải nghiệm âm thanh tích hợp và khả năng đồng bộ với loa ngoài thông qua nhiều cải tiến công nghệ. Đơn cử Q-Symphony 3.0, Dolby Atmos không dây, SpaceFit Sound, Adaptive Sound Pro… Hãng đồng thời biến TV thành một quản gia thông minh thông qua Smart Hub và SmartThings, cho trải nghiệm nghe nhìn tại gia liền mạch, tiện ích.

Với những nỗ lực kể trên, thị phần doanh thu của Samsung tính đến quý III/2023 đạt 29,9% – tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tập đoàn cũng đứng đầu bảng về doanh số bán ra, chiếm 18,3% lô hàng trong giai đoạn này và củng cố vị trí đứng đầu thị trường 17 năm liên tiếp, kể từ từ năm 2006, theo báo cáo từ Omdia.

Thiết kế công thái học trên sản phẩm. Ảnh: Samsung

Đại diện hãng cho biết, ngành hàng nghe nhìn đang nở rộ xu hướng TV màn hình lớn. Đơn vị nhanh chóng bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường này. Theo báo cáo từ Omdia, năm 2022, Samsung đạt thị phần lần lượt 36,1% cho TV trên 75 inch và 42,9% với dòng 80 inch. Phân khúc màn hình 98 inch cũng tăng từ 1.000 chiếc trong năm 2019 lên 160.000 chiếc vào năm 2022. Mẫu Neo QLED 4K 98 inch còn nhận loạt giải thưởng từ Forbes, Top Choice 2021 của AVS Forum, Editor’s Choice 2021 của Techaeris.

TV 98 inch Neo QLED 8K (mã 98QN990C) là TV 8K lớn nhất thị trường hiện nay. Ảnh: Samsung

Gần đây, tập đoàn ra mắt mẫu Neo QLED 8K 98 inch (98QN990C), mang đến trải nghiệm nghe nhìn “cực đại” với kích thước siêu lớn 98 inch, chất lượng 8K.

Không dừng lại ở QLED và OLED, hãng khai phá một công nghệ hiển thị mới và tiềm năng – Micro LED. Công nghệ hiển thị này sử dụng đèn LED với kích thước siêu nhỏ, từ 100 micromet trở xuống. Các đèn LED nhỏ sẽ tạo thành pixel và kiểm soát chúng một cách tinh tế để tạo ra màu sắc tự nhiên, tương phản cao sánh ngang OLED, kế thừa ưu điểm của Neo QLED. Khả năng kiểm soát điểm ảnh cao giúp thiết bị đạt độ tương phản tiệm cận OLED, độ sáng lên tới 2.000 nit cùng tần số quét 120 Hz.

The Wall là mẫu TV Micro LED có khả năng mở rộng kích cỡ linh hoạt theo dạng module. Ảnh: Samsung

Micro LED không chỉ nổi bật ở khả năng hiển thị mà còn có thể mở rộng kích cỡ linh hoạt, thậm chí cán mốc TV siêu lớn. Đơn cử mẫu The Wall có thể đạt đến 146 inch hoặc lớn hơn. Với chuyên môn trong ngành bán dẫn, Samsung phát triển công nghệ nanomet, thu nhỏ mép của các module để tạo ra một màn hình liền mạch và gần như vô cực. Thiết kế này mang đến trải nghiệm tối ưu, tập trung vào nội dung hiển thị.

Hiện Samsung đã thành công trong việc thương mại hóa TV Micro LED. Đơn vị cũng có nhiều nỗ lực nhằm phổ thông hóa trải nghiệm nghe nhìn cao cấp này. Ngoài giảm giá thành sản phẩm, hãng mở rộng tùy chọn kích cỡ với phiên bản 76 inch, 101 inch và 114 inch.

Nhìn lại hành trình hơn năm thập kỷ, đại diện công ty Điện tử Samsung Vina cho biết hãng dùng DNA sáng tạo để tiếp cận người dùng toàn cầu. Cũng nhờ đó, đơn vị là nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới suốt 17 năm qua. “Chúng tôi tự hào và luôn nỗ lực trong việc sáng tạo, cải tiến không ngừng để vượt qua mọi giới hạn”, đại diện hãng nhấn mạnh.

Nội dung: Minh Tú – Thiết kế: Duc Tran



Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

iPhone 17 chưa thể dùng chip 2 nm

TSMC được cho là chưa thể sản xuất chip A-series trên tiến trình 2 nm do thách thức kỹ thuật, khiến iPhone 17...

iPhone ‘giá rẻ’ mới có thể mang tên 16E

Mẫu iPhone giá thấp nhất của Apple được cho là có tên iPhone 16E thay vì SE 4 như cách gọi theo số...

5 nâng cấp dự kiến trên iPhone ‘giá rẻ’

Mẫu iPhone SE giá rẻ của Apple, dự kiến trình làng vào mùa xuân 2025, được cho là có nhiều cải tiến về...