Giải pháp tự động hóa của FPT được xếp hạng PEAK Matrix


akaBot trở thành giải pháp đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong báo cáo của Everest về các nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu trên toàn cầu.

Tập đoàn Everest công bố báo cáo PEAK Matrix 2023 về Giải pháo tự động hóa bằng robot ảo (RPA). Trong đó, sản phẩm akaBot của FPT lần đầu vào danh sách đánh giá, đồng thời được công nhận là “ứng viên chính” (Major Contender).

Everest là đơn vị nghiên cứu độc lập trên quy mô toàn cầu. Báo cáo thường niên PEAK Matrix của công ty là một trong những khung đánh giá cung cấp phân tích chuyên sâu, giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm, giải pháp công nghệ tiềm năng. akaBot gây bất ngờ khi xuất hiện trong báo cáo 2023, bên cạnh sản phẩm của những tên tuổi lớn khác như Microsoft, UiPath hay Blue Prism.

“Các đối tác cho biết giải pháp akaBot có ưu điểm về năng lực hỗ trợ người dùng, thời gian phản hồi nhanh và dễ sử dụng”, ông Amardeep Modi, Phó chủ tịch Everest Group, nói. Đơn vị nghiên cứu này cũng đánh giá cao sản phẩm của FPT ở yếu tố tác động đến thị trường. Tính riêng năm ngoái, akaBot thu hút được 3.900 khách hàng doanh nghiệp từ nhiều quốc gia và ở nhiều ngành như tài chính, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất.

Giải pháp tự động hóa của akaBot dùng robot, AI để giúp con người làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngày. Ảnh: akaBot

Giải pháp tự động hóa của akaBot dùng robot, AI để giúp con người làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngày. Ảnh: akaBot

Báo cáo cũng nhấn mạnh khả năng cung cấp khả năng tự động hóa của akaBot thông qua kết hợp với các đối tác công nghệ lớn như Amelia, Software AG hay Soroco. Giải pháp hướng tới xu thế “tự động hóa thông minh” bằng việc tích hợp công nghệ mới gồm trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu thông minh (IDP), khai thác quy trình (Process Mining), máy học (Machine Learning). Tháng 11/2023, FPT đã nhận bằng sáng chế thứ hai tại Mỹ dành cho “Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu”, ứng dụng trong tính năng akaBot Vision và UBot Invoice.

Theo đánh giá của Everest, các giải pháp mang danh hiệu “ứng viên chính” như akaBot được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tăng quy mô tự động hóa, xử lý các quy trình nghiệp vụ phức tạp, giải phóng thời gian và sức lao động cho nhân viên.

“Việc akaBot xuất hiện trong báo cáo là nỗ lực của công ty trong quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu vận hành và chuyển đổi số”, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc điều hành FPT akaBot, nói.

Hoàng Giang




Source link


akaBot trở thành giải pháp đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong báo cáo của Everest về các nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu trên toàn cầu.

Tập đoàn Everest công bố báo cáo PEAK Matrix 2023 về Giải pháo tự động hóa bằng robot ảo (RPA). Trong đó, sản phẩm akaBot của FPT lần đầu vào danh sách đánh giá, đồng thời được công nhận là “ứng viên chính” (Major Contender).

Everest là đơn vị nghiên cứu độc lập trên quy mô toàn cầu. Báo cáo thường niên PEAK Matrix của công ty là một trong những khung đánh giá cung cấp phân tích chuyên sâu, giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm, giải pháp công nghệ tiềm năng. akaBot gây bất ngờ khi xuất hiện trong báo cáo 2023, bên cạnh sản phẩm của những tên tuổi lớn khác như Microsoft, UiPath hay Blue Prism.

“Các đối tác cho biết giải pháp akaBot có ưu điểm về năng lực hỗ trợ người dùng, thời gian phản hồi nhanh và dễ sử dụng”, ông Amardeep Modi, Phó chủ tịch Everest Group, nói. Đơn vị nghiên cứu này cũng đánh giá cao sản phẩm của FPT ở yếu tố tác động đến thị trường. Tính riêng năm ngoái, akaBot thu hút được 3.900 khách hàng doanh nghiệp từ nhiều quốc gia và ở nhiều ngành như tài chính, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất.

Giải pháp tự động hóa của akaBot dùng robot, AI để giúp con người làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngày. Ảnh: akaBot

Giải pháp tự động hóa của akaBot dùng robot, AI để giúp con người làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngày. Ảnh: akaBot

Báo cáo cũng nhấn mạnh khả năng cung cấp khả năng tự động hóa của akaBot thông qua kết hợp với các đối tác công nghệ lớn như Amelia, Software AG hay Soroco. Giải pháp hướng tới xu thế “tự động hóa thông minh” bằng việc tích hợp công nghệ mới gồm trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu thông minh (IDP), khai thác quy trình (Process Mining), máy học (Machine Learning). Tháng 11/2023, FPT đã nhận bằng sáng chế thứ hai tại Mỹ dành cho “Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu”, ứng dụng trong tính năng akaBot Vision và UBot Invoice.

Theo đánh giá của Everest, các giải pháp mang danh hiệu “ứng viên chính” như akaBot được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tăng quy mô tự động hóa, xử lý các quy trình nghiệp vụ phức tạp, giải phóng thời gian và sức lao động cho nhân viên.

“Việc akaBot xuất hiện trong báo cáo là nỗ lực của công ty trong quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu vận hành và chuyển đổi số”, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc điều hành FPT akaBot, nói.

Hoàng Giang




Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

EU có thể ép Apple làm AirDrop tương thích Android

Liên minh châu Âu muốn Apple cho phép bên thứ ba sử dụng AirDrop, liên thông với cả các nền tảng khác như...

Hơn 80 ứng dụng chính phủ Việt Nam được xác minh trên Google

Việt Nam là nước đầu tiên triển khai xác thực ứng dụng chính phủ trên Google Play, với hơn 80 app có dấu...

Đồng hồ thông minh dùng thép Damascus, giá 80 triệu đồng

Thuộc dòng cao cấp nhất của Garmin, Marq Adventurer (Gen 2) Damascus trang bị bộ nhớ 32 GB, hệ thống GPS đa băng...