Apple đầu tư chưa đủ, Indonesia không cho bán iPhone 16


Người dùng Indonesia chưa thể mua iPhone 16 do nước này yêu cầu Apple bổ sung khoản đầu tư để đủ điều kiện.

Đến ngày 12/10, iPhone 16 vẫn chưa xuất hiện trên trang web về TKDN của Bộ Công nghiệp Indonesia, đồng nghĩa sản phẩm chưa thể lên kệ tại thị trường này. TKDN là điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa của Indonesia, trong đó sản phẩm bán tại nước này phải có một tỷ lệ thành phần xuất xứ trong nước nhất định. Với sản phẩm điện tử như smartphone, tỷ lệ này tối thiểu 35%.

“iPhone 16 vẫn chưa thể vào thị trường Indonesia vì Apple đang trong quá trình lấy chứng chỉ TKDN, một trong những điều kiện nhập khẩu điện thoại”, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita nói ngày 8/10. Ông cho biết hãng điện thoại Mỹ từng có giấy phép, nhưng đã hết hạn và Indonesia đang yêu cầu gia hạn bằng việc bổ sung khoản đầu tư.

Theo báo chí địa phương, Apple cam kết đầu tư 1,71 nghìn tỷ IDR (110 triệu USD) và mới thực hiện 1,48 nghìn tỷ IDR, tức còn 240 tỷ INR (15,4 triệu USD).

“Sau khi họ tuân thủ, chúng tôi sẽ cấp giấy phép bán iPhone 16. Tất cả dựa trên sự công bằng cho các nhà đầu tư có cam kết cao vào Indonesia”, CNBC Indonesia dẫn lời ông Agus, cho rằng đây là khoản “tương đối nhỏ” so với những gì Apple có thể thu được từ thị trường gần 300 triệu dân này.

Theo Channelnewsasia, yêu cầu của Indonesia đã gây ra những ý kiến trái chiều từ người dùng trong nước. Nhiều người nói Apple và các công ty cần tuân thủ quy định khi hoạt động tại đây. Trong khi đó, số khác cho rằng quy định phức tạp cản trở việc tiếp cận công nghệ của người dùng, khiến họ phải mua iPhone 16 từ thị trường Singapore, Malaysia và mang lại lợi nhuận cho những nước đó.

Trang này dẫn chứng iPhone 16 tại Singapore có giá trung bình 1.000 USD, nhưng người dân Indonesia đang phải chi thêm 155 USD để sở hữu dưới dạng máy “xách tay”.

Một người dùng đang cầm chiếc iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9. Ảnh: Lưu Quý

Một người dùng đang cầm iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9 tại Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý

“Apple muốn được ưu đãi như ở Việt Nam”

Có ba phương án để một hãng đạt điều kiện TKDN tại Indonesia, gồm có kế hoạch sản xuất thiết bị, kế hoạch sáng tạo ứng dụng, hoặc kế hoạch phát triển đổi mới sáng tạo trong nước. Apple chọn phương án thứ ba, thông qua xây dựng các học viện cho nhà phát triển.

Theo ông Agus, Apple “không nên chỉ thành lập học viện”, mà cần mở nhà máy hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển. Khi đó, hãng sẽ có tỷ lệ TKDN 40% và các sản phẩm dễ dàng vào thị trường. Apple là hãng điện thoại lớn duy nhất chưa có nhà máy ở Indonesia, trong khi Samsung và các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Vivo đều đã sản xuất điện thoại tại đây.

Tuy nhiên, giải thích trên CNBC Indonesia, Budi Arie Setiadi, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia cho biết Apple đề nghị được ưu đãi “tương tự họ đã nhận được tại Việt Nam”, trong đó có ưu đãi về thuế nếu đảm bảo cung cấp được hàng trăm nghìn việc làm.

Theo ông Budi, yêu cầu này “quá lớn” và có thể khiến các hãng khác đòi hỏi tương tự. “Điều đó không thể”, Budi nói.

Trả lời trang tin này ngày 11/10, Apple khẳng định “đã đầu tư đáng kể và tiếp tục phát triển” tại Indonesia. “Chúng tôi có cam kết lớn với Indonesia và rất nhiệt tình trong việc đưa ngay các sản phẩm mới nhất của mình, bao gồm iPhone 16 đến với khách hàng”, hãng này nói.

Trong chuyến thăm của CEO Tim Cook đến Indonesia hồi tháng 4, CEO Apple đã khai trương học viện thứ tư ở nước này tại Bali, đồng thời “cân nhắc thiết lập sản xuất”.

Khi thăm Việt Nam trước đó, Tim Cook cho biết Apple đã chi 400.000 tỷ đồng cho khoảng 150 nhà cung cấp tại Việt Nam từ 2019 tới nay, đồng thời cam kết mua nhiều hơn linh phụ kiện do đối tác sản xuất trong nước, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Hãng không có nhà máy sản xuất trực tiếp ở Việt Nam, nhưng thông qua hơn 70 nhà máy của đối tác sản xuất thiết bị gốc với hơn 250.000 lao động, chuyên cung cấp linh kiện điện tử như bảng điện, camera, màn hình và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm cho Apple.

Lưu Quý




Source link


Người dùng Indonesia chưa thể mua iPhone 16 do nước này yêu cầu Apple bổ sung khoản đầu tư để đủ điều kiện.

Đến ngày 12/10, iPhone 16 vẫn chưa xuất hiện trên trang web về TKDN của Bộ Công nghiệp Indonesia, đồng nghĩa sản phẩm chưa thể lên kệ tại thị trường này. TKDN là điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa của Indonesia, trong đó sản phẩm bán tại nước này phải có một tỷ lệ thành phần xuất xứ trong nước nhất định. Với sản phẩm điện tử như smartphone, tỷ lệ này tối thiểu 35%.

“iPhone 16 vẫn chưa thể vào thị trường Indonesia vì Apple đang trong quá trình lấy chứng chỉ TKDN, một trong những điều kiện nhập khẩu điện thoại”, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita nói ngày 8/10. Ông cho biết hãng điện thoại Mỹ từng có giấy phép, nhưng đã hết hạn và Indonesia đang yêu cầu gia hạn bằng việc bổ sung khoản đầu tư.

Theo báo chí địa phương, Apple cam kết đầu tư 1,71 nghìn tỷ IDR (110 triệu USD) và mới thực hiện 1,48 nghìn tỷ IDR, tức còn 240 tỷ INR (15,4 triệu USD).

“Sau khi họ tuân thủ, chúng tôi sẽ cấp giấy phép bán iPhone 16. Tất cả dựa trên sự công bằng cho các nhà đầu tư có cam kết cao vào Indonesia”, CNBC Indonesia dẫn lời ông Agus, cho rằng đây là khoản “tương đối nhỏ” so với những gì Apple có thể thu được từ thị trường gần 300 triệu dân này.

Theo Channelnewsasia, yêu cầu của Indonesia đã gây ra những ý kiến trái chiều từ người dùng trong nước. Nhiều người nói Apple và các công ty cần tuân thủ quy định khi hoạt động tại đây. Trong khi đó, số khác cho rằng quy định phức tạp cản trở việc tiếp cận công nghệ của người dùng, khiến họ phải mua iPhone 16 từ thị trường Singapore, Malaysia và mang lại lợi nhuận cho những nước đó.

Trang này dẫn chứng iPhone 16 tại Singapore có giá trung bình 1.000 USD, nhưng người dân Indonesia đang phải chi thêm 155 USD để sở hữu dưới dạng máy “xách tay”.

Một người dùng đang cầm chiếc iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9. Ảnh: Lưu Quý

Một người dùng đang cầm iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9 tại Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý

“Apple muốn được ưu đãi như ở Việt Nam”

Có ba phương án để một hãng đạt điều kiện TKDN tại Indonesia, gồm có kế hoạch sản xuất thiết bị, kế hoạch sáng tạo ứng dụng, hoặc kế hoạch phát triển đổi mới sáng tạo trong nước. Apple chọn phương án thứ ba, thông qua xây dựng các học viện cho nhà phát triển.

Theo ông Agus, Apple “không nên chỉ thành lập học viện”, mà cần mở nhà máy hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển. Khi đó, hãng sẽ có tỷ lệ TKDN 40% và các sản phẩm dễ dàng vào thị trường. Apple là hãng điện thoại lớn duy nhất chưa có nhà máy ở Indonesia, trong khi Samsung và các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Vivo đều đã sản xuất điện thoại tại đây.

Tuy nhiên, giải thích trên CNBC Indonesia, Budi Arie Setiadi, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia cho biết Apple đề nghị được ưu đãi “tương tự họ đã nhận được tại Việt Nam”, trong đó có ưu đãi về thuế nếu đảm bảo cung cấp được hàng trăm nghìn việc làm.

Theo ông Budi, yêu cầu này “quá lớn” và có thể khiến các hãng khác đòi hỏi tương tự. “Điều đó không thể”, Budi nói.

Trả lời trang tin này ngày 11/10, Apple khẳng định “đã đầu tư đáng kể và tiếp tục phát triển” tại Indonesia. “Chúng tôi có cam kết lớn với Indonesia và rất nhiệt tình trong việc đưa ngay các sản phẩm mới nhất của mình, bao gồm iPhone 16 đến với khách hàng”, hãng này nói.

Trong chuyến thăm của CEO Tim Cook đến Indonesia hồi tháng 4, CEO Apple đã khai trương học viện thứ tư ở nước này tại Bali, đồng thời “cân nhắc thiết lập sản xuất”.

Khi thăm Việt Nam trước đó, Tim Cook cho biết Apple đã chi 400.000 tỷ đồng cho khoảng 150 nhà cung cấp tại Việt Nam từ 2019 tới nay, đồng thời cam kết mua nhiều hơn linh phụ kiện do đối tác sản xuất trong nước, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Hãng không có nhà máy sản xuất trực tiếp ở Việt Nam, nhưng thông qua hơn 70 nhà máy của đối tác sản xuất thiết bị gốc với hơn 250.000 lao động, chuyên cung cấp linh kiện điện tử như bảng điện, camera, màn hình và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm cho Apple.

Lưu Quý




Source link

Tin cùng danh mục

Advertisment

Tin mới cập nhật

8 smartphone cao cấp nổi bật 2024

Samsung Galaxy Z Fold6 (44-55 triệu đồng) Mẫu điện thoại gập cao cấp nhất của Samsung được bán ở Việt Nam từ tháng 8....

EU có thể ép Apple làm AirDrop tương thích Android

Liên minh châu Âu muốn Apple cho phép bên thứ ba sử dụng AirDrop, liên thông với cả các nền tảng khác như...

Hơn 80 ứng dụng chính phủ Việt Nam được xác minh trên Google

Việt Nam là nước đầu tiên triển khai xác thực ứng dụng chính phủ trên Google Play, với hơn 80 app có dấu...